Bớt lo với lạm phát? - 034 Tin nhanh today
Headlines News :
Home » , » Bớt lo với lạm phát?

Bớt lo với lạm phát?

Written By Unknown on Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014 | 09:02

Nguồn:


Triển vọng dần tươi sáng - là cụm từ mà trong báo cáo Kinh tế Vĩ mô VN và Triển vọng Thị trường VN của Khối Phân tích Ngân hàng HSBC VN tháng 1/2014 đã đề cập tới. Theo HSBC, năm 2014, xuất khẩu, đặt biệt ở các DN sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho VN.

Kỳ vọng... Tăng

Hiện tại, chỉ số PMI ngành sản xuất VN trong tháng 12/2013 đã thể hiện sản lượng ngành sản xuất tăng tốc đạt mức 51,8 điểm – mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Đó chính là cơ sở khiến khối phân tích ngân hàng HSBC nhận định sản lượng sẽ tiếp tục đà tăng trong những tháng tới khi hàng tồn kho ở mức thấp và trong khi đơn đặt hàng đang phục hồi. Đặc biệt “ lạm phát cũng đang trên đà giảm từ mức 9,3% trong năm 2012 xuống còn 6,6% trong năm 2013. Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ tăng nhẹ trong năm 2014 do giá xăng dầu và giá lương thực tăng cao”, báo cáo HSBC viết.

Có thể nói, hiếm có khi nào ở Việt Nam , lạm phát kì vọng được…“kì vọng” tăng, bởi vì trong quá khứ nhiều năm qua, lạm phát tăng đã vẫn luôn lo là “cơn ác mộng” của nền kinh tế.

Nhìn lại giai đoạn 2010-2011, do lạm phát tăng đột biến lên trên 2 chữ số và thậm chí đạt tới 20%, nền kinh tế đã phải “phanh đột ngột” bằng chính sách tiền tệ để cắt giảm cung tiền, siết chặt tín dụng. Cú phanh đột ngột đó gây sốc không chỉ tới diện mạo nền kinh tế mà còn tới đại bộ phận DN, khiến nhiều DN đã “rụng rơi” trong suốt năm 2012, kéo dài qua cả 2013. Tất nhiên, không thể đổ tất cả hệ lụy lên đầu chính sách tiền tệ và “liềm hái” lạm phát mà khó khăn của nội tại DN và nền kinh tế hai năm qua cũng là do tác động khách quan của tình hình kinh tế thế giới . Còn nhìn dọc thời gian thì theo TS Trần Du Lịch, lạm phát chỉ là một phần bất ổn trong một giai đoạn ròng rã 6 năm nền kinh tế tập trung chú trọng tăng trưởng nóng, “quên” phát triển ổn định và bền vững. Vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng thẳng thắn ở Nghị trường Quốc hội cho rằng năm 2013 cũng như 2014, có 3 chính sách tác động rất lớn đến nền kinh tế, một là chính sách tiền tệ, 2 là tài khóa, 3 là chính sách thị trường hóa các loại dịch vụ hàng hóa công mà Chính phủ đang kiểm soát giá. Đây là 3 vấn đề gắn chặt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Từ đó, TS Trần Du Lịch đề xuất, lấy mục tiêu lạm phát 7% mỗi năm trong 3 năm tới để ổn định nền kinh tế. “Quốc hội cũng đã thông qua tăng dự chi theo đề nghị của Chính phủ để kích cầu. Theo đó, khi cầu tăng cao thì đầu tư công phải giảm lại để không xảy ra tình trạng lạm phát. Về các loại hàng hóa công cũng phải điều chỉnh giá và gắn với việc tính toán chỉ số lạm phát”.

Như vậy, các chìa khóa chính sách của năm 2014 theo chuyên gia, sẽ phải “công – thủ” nhịp nhàng trên cơ sở kích cầu cho nền kinh tế, nhưng cầu cũng phải được xem xét trên việc tính toán chỉ số lạm phát nằm trong khả năng kiềm chế được. “Kiềm chế”, chứ chưa nói đến kì vọng “kiểm soát”, – điều mà thực ra các nhà điều hành đang rất nỗ lực hướng tới để qua đó giữ ổn định nền kinh tế trong dài hạn.

Điện, xăng... Sẽ rủ nhau tăng?

Xét “đà xuất phát” của chỉ số lạm phát năm 2014 đang được khởi từ mức đáy thấp 10 năm, chúng ta thoạt tiên có thể yên tâm. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ tăng “khá” so với mức đáy của năm 2013.

Ngay từ đầu tháng 1/2014, tháng theo chu kì lễ Tết, giá của các mặt hàng chính yếu trong đời sống của người dân như thực phẩm tiêu dùng đã bắt đầu dâng cao đón thời điểm Tết âm. Chỉ số giá tiêu dùng sẽ phải gánh những điều chỉnh giá này với tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, cả năm chỉ có một dịp Tết để giá lương thực tăng  (in tem hologram)  nên một cú tăng CPI tháng 1 duy nhất cũng chẳng “thành vấn đề”. Song nếu xét cả năm 2014 , thì không phải lương thực thực phẩm tiêu dùng mới là nỗi lo chính yếu của CPI , mà những tác động đang trong đà điều chỉnh theo kiểu “đến hẹn lại lên” như tăng lương , tăng giá điện , giá xăng dầu và giá dịch vụ y tế , giáo dục… mới là yếu tố tác động CPI vừa theo mùa vụ, vừa theo lộ trình.

Khởi động cho đà tăng “đến hẹn lại lên” trong lộ trình đưa giá điện về gần với thị trường và đảm bảo kinh doanh có lãi, ngay từ tháng 1/2014, Tập đoàn Điện lực VN đã “nổ phát súng” kiến nghị điều chỉnh tăng giá bán điện. Theo đó, dự kiến năm 2014, giá điện sẽ tăng từ mức giá bán điện bình quân năm 2013 ước đạt 1.498,8 đồng/kWh, lên 1.533,09 đồng/kWh trong năm 2014. Tức giá điện bình quân của EVN sẽ tăng khoảng 35 đồng /kWh.

Ngoài dự kiến điều chỉnh giá bán điện bình quân, vì nhiều lí do EVN cũng dự kiến sẽ tăng giá truyền tải điện. Được biết hiện tại, tuy chỉ nắm khoảng 50% nguồn điện trên cả nước nhưng nếu EVN dự kiến tăng giá truyền tải, yếu tố này sẽ khiến chi phí sản xuất điện của các đơn vị đang cung ứng các nguồn điện còn lại cũng tăng lên, bắt buộc các đơn vị sẽ điều chỉnh giá điện phân phối theo nhà “bán buôn” điện đầu ngành. Cơ bản mọi chi phí sản xuất điện, bán buôn và phân phối đều sẽ đổ vào giá, tức đổ vào đầu người mua và sử dụng điện cuối cùng.

Ngoài điện, giá xăng dầu cũng có khả  (in tem chống hàng giả})  năng sẽ điều chỉnh tăng theo dự báo khá rõ trên thị trường thế giới năm 2014. TS Vũ Đình Ánh (Bộ Tài chính) cho rằng FED với kế hoạch rút gói nới lỏng định lượng QE3, giá xăng dầu và USD tăng là những yếu tố sẽ tác động trực tiếp đến CPI của VN. Trước mắt, nhận định của giới chuyên môn cho biết giá xăng dầu sau đợt tăng trong mùa đông 2013 khi nhu cầu về nguyên liệu về khí đốt bị đẩy lên, có thể sẽ giảm xuống khi thị trường vào mùa xuân – hạ; tuy nhiên yếu tố chu kì, mùa vụ của giá xăng dầu thế giới vào quí 3, 4 của năm 2014 vẫn còn đó, cộng thêm là cách thức chậm điều chỉnh giá xuống, nhanh điều chỉnh giá lên của các nhà kinh doanh xăng dầu VN, thì tác động của giá xăng dầu mỗi khi điều chỉnh sẽ không chỉ làm “thót tim” những nhà thống kê CPI mà quan trọng hơn, là sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của những DN sản xuất kinh doanh có sử dụng xăng dầu, năng lượng khí đốt, cũng như các DN phụ thuộc lớn vào giao thông vận tải.

Chưa hoàn toàn yên tâm

Theo GS.TS Vương Đình Huệ , Trưởng ban Kinh tế TW, giá điện, than, dịch vụ công về y tế, giáo dục... Và

Chưa thực hiện được nhiều sẽ là những yếu tố khiến lạm phát tuy được kiềm chế nhưng nguy cơ tăng trở lại vẫn còn. Nếu xét theo thứ tự mà ông liệt kê thì sau cải cách tiền lương, giá điện hiện đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu có khả năng “đe dọa” sự ổn định của chỉ số lạm phát.

Phân tích tác động của mức tăng giá điện đối với CPI, Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đặt giả thiết giá điện trong 2 năm tới 2014-2015 có thể tăng tối đa khoảng 22%, trung bình năm 2014 giá điện sẽ tăng khoảng 11%, thì điều này sẽ tác động mạnh nhất đến giá cả nhóm may mặc giày dép, mũ nón; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch và nhóm đồ uống và thuốc lá. “Việc tăng giá điện khoảng 11% sẽ làm tăng chỉ số CPI toàn nền kinh tế khoảng trên 0,3%. Tăng giá điện không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm ngành này mà còn gây sức ép đến tăng CPI chung của nền kinh tế”, báo cáo nhấn mạnh.

Theo một thống kê, từ năm 2007 cho đến nay, EVN đã 9 lần tăng giá điện. Trong đó, mức giá bán bình quân năm 2013 so với giá 5 năm về trước đã cao hơn 79%. Nếu cộng thêm 11% mức tăng giả thiết trong năm nay, EVN sẽ đưa giá điện tăng cao 90% so với giá điện của 2007.

Dễ hiểu vì sao mà trong khi các thông điệp đầu năm 2014 đang nhìn nhận khá lạc quan về lạm phát năm 2014 có thể nằm trong mục tiêu đặt ra 7%, thì đối với nhiều DN, họ vẫn rất thận trọng khi nhìn về lạm phát và viễn cảnh kinh tế năm 2014. Một sự nhạy cảm với lạm phát từ bây giờ, ở một mức đáy thấp trong một thập kỉ cũng có thể gọi là thái quá, nhưng hẳn không thừa khi chỉ cần một biến động chi phí đẩy hoặc cầu kéo… ngoài khả năng dự liệu khiến CPI tăng lên trên mục tiêu. VN mới chỉ chớm vào giai đoạn nỗ lực để triển khai điều hành lạm phát mục tiêu. Nhưng nỗ lực không có nghĩa là tự tin ta đã đáp ứng được mọi điều kiện cho điều hành lạm phát mục tiêu như đã định.

Lê Mỹ


Tân Hoa Mai là doanh nghiệp in ấn, cung cấptem chống hàng giảở tp.Hồ Chí Minh.

Link: http://dddn.Com.Vn/thi-truong/bot-lo-voi-lam-phat-20140107042428746.Htm

Share this article :

0 nhận xét:

https://docs.google.com/forms/d/1ZKyizmWPt0l9x7DajhrciG2iGWbESHLW8rdN-k05Sc8/viewform
Bạn muốn tham khải mẫu tem chống hàng giả (Rất nhiều mẫu, đa dạng).

In tem chống hàng giả - tem 3d

Mẫu tem chống hàng giả tham khảo

 
Liên hệ 0919 00 99 30 - Email: intemchonghanggia@gmail.com
Bản Quyền: Siloma